1
Chat ngay để được tư vấn!
Hướng dẫn mua hàng ---> Click xem thêm
  • Banner
  • Banner
  • Banner

Kéo dài tuổi thọ Romaji Blazer bằng tips bảo quản như người Nhật

Kéo dài tuổi thọ Romaji Blazer bằng tips bảo quản như người Nhật

Romaji hẳn không còn là item xa lạ trên bản đồ Blazer nhà Zune.zx, bởi điểm nhấn độc đáo và vô cùng nổi bật từ những chiếc ghim băng ấn tượng nhưng cũng không kém phần tinh tế, cool ngầu. Thế nhưng, để giữ cho Romaji luôn có một ngoại hình như mới với form dáng chuẩn ban đầu lại là cả một quá trình. Cùng tham khảo một vài bí kíp bảo quản trang phục như người Nhật ngay sau đây nhé !

 

 

Lưu ý đầu tiên vô cùng quan trọng đó là đừng quên tháo những chiếc ghim băng ra khỏi áo nhé, bởi nếu không khi giặt ghim băng có thể bị vướng hoặc móc vào đâu đó làm xước vải gây mất thẩm mĩ cho blazer.

 

Đối với giặt máy,

Nên chọn chế độ giặt nhẹ nhất. Bởi các chế độ giặt mạnh với lực xoáy và vắt của máy giặt có thể làm cho lớp mút bên trong áo bị biến dạng. Đồng thời, form áo cũng không còn được như ban đầu, dễ bị nhàu nát do tác động của lực.

Nên phân loại áo để tránh việc chúng bị lan màu cho nhau. Người Nhật thường phân chia quần áo màu và trắng ra để giặt riêng cho đỡ bị lẫn phai màu và bẩn đồ trắng. Chính vì thói quen này mà họ sử dụng rất nhiều loại túi lưới để đựng riêng các loại quần áo để khi cho vào máy giặt chúng không bị xoắn lại, giữ cho quần áo được bền lâu.

 

 

Khi giặt máy, bạn nên cho áo vào túi giặt. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn dòng nước giặt phù hợp giúp Roạmi luôn đẹp và giữ dáng tốt hơn. Việc sử dụng xà bông, các chất tẩy rửa truyền thống hay những viên giặt để giặt quần áo đã là “chuyện cũ” tại Nhật. Vài năm gần đây, họ đã bắt đầu sử dụng một sản phẩm giặt tẩy khác là miếng giặt quần áo làm từ magie tinh khiết.

Nếu Romaji của bạn chỉ bị một vài điểm bẩn nhỏ, bạn chỉ nên giặt khô lau sạch với khăn chứ không cần phải giặt quá nhiều lần.

Nên vò nhẹ khi giặt áo, và vắt nhẹ cho bớt nước. Ngoài ra, hạn chế tối đa việc nhồi, giũ và vắt để không làm nhăn áo.

Không nên giặt Romaji với nước nóng. Không nên sử dụng bàn chải để chà vết bẩn. Nếu bắt buộc phải dùng bàn chải nên sử dụng những loại bàn chải lông mềm.

 

 

Đối với giặt tay,

Bước 1, pha xà phòng : cho một lượng xà phòng vừa đủ vào thau, thêm nước và khuấy tạo bọt. Chỉ nên sử dụng lượng xà phòng vừa đủ và dùng xà phòng có tính tẩy nhẹ để không làm “bay màu” chiếc áo. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng magie tinh khiết như người Nhật bởi trong nước máy luôn có chất Clo - chất này có tác động rất mạnh lên làn da nhạy cảm, magie khi tác dụng với nước sẽ trở thành magie được mặn hoá - đây là thành phần chính làm cứng đậu phụ và rất thân thiện với cơ thể người. Chính vì vậy, miếng giặt magie này khả năng vệ sinh nước và làm giảm thiểu tối đa nước thải - thải ra môi trường sau mỗi lần giặt quần áo, góp phần bảo vệ môi trường.

 

 

Bước 2, ngâm áo : để loại bỏ các vết bẩn hay bụi bám lâu ngày giúp áo được làm sạch hiệu quả nhất. Nên ngâm Romaji trong nước xà phòng trước khi giặt giũ khoảng 10 đến 15 phút, vì đây là khoảng thời gian đủ để xà phòng làm nhiệm vụ bóc tách vết bẩn hoàn hảo nhất.

Bước 3, giặt áo nhẹ nhàng : sau khi đã ngâm áo với dung dịch xà phòng trong 15 phút, bạn chỉ cần dùng tay vò nhẹ từng phần của chiếc áo để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ vị trí nào. Đôi khi bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bàn chải, hãy nhớ sử dụng bàn chải lông mềm và chà nhẹ nhàng nhất.

 

 

Bước 4, xả : sau khi đã giặt sạch áo, xả thật sạch với nước để làm sạch bọt xà phòng và các tạp chất còn bám lại trên vải. Lưu ý không vò hoặc ép áo quá mạnh tay trong lúc xả mà chỉ cần nâng ở phần cổ áo, nhấc lên nhấc xuống vài lần để giũ bỏ bọt xà phòng là được.

Bước 5, phơi áo : đối với Romaji, không nên vắt vì sẽ làm cho vải bị nhàu hoặc giữ lại nếp gấp sau khi áo khô. Tốt nhất là chỉ cần giũ sạch bọt xà phòng rồi treo lên móc chuyên dụng và phơi khô là được. Lưu ý, khi phơi nên lộn mặt trái của áo để phơi. Ở Nhật, họ thường sẽ sử dụng mắc vào mắc áo, có khi là mắc vào giàn phơi lớn rồi mới treo lên. Ngoài ra, họ thường treo quần áo có khoảng cách đều nhau để vừa đẹp mắt lại giúp thông gió nhanh khô.

 

Bảo quản Romaji Blazer

Nên là áo ngay khi vừa giặt xong.

Nên phơi áo ở nơi thoáng mát, không có nắng to để hạn chế việc bạc màu trên vải.

Ủi áo blazer bằng bàn ủi chuyên dụng hoặc bàn ủi hơi nước để áo luôn lên form chuẩn nhất.

 

 

Tránh để áo Romaji tiếp xúc với các vết bẩn, đặc biệt là vết bẩn cứng đầu.

Lúc cất áo trong tủ đồ, bạn phải đảm bảo áo đã được treo thẳng và không bị bất kỳ nếp gấp nào.

Người Nhật khá chú trọng tới việc bảo quản trang phục, để làm tốt việc đó, họ có cả những chương trình TV để hướng dẫn phơi đồ, ủi đồ, gấp đồ... sao cho hiệu quả nhất.

 

 

Đây là những chia sẻ về việc giặt và bảo quản Romaji Blazer đúng cách cho những bạn lần đầu sử dụng. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn “kéo dài tuổi thọ” của Romaji, từ đó không những Romaji Blazer mà những loại trang phục khác cũng sẽ luôn giữ được nét đẹp nguyên thủy của chúng.